Tại sao nên sử dụng chậu gỗ để ngâm chân? Lợi ích của việc sử dụng chậu gỗ ngâm chân là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Ngày nay, mọi người luôn bận rộn với công việc và chăm lo gia đình mà không có thời gian chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vì vậy, ngâm chân bằng chậu gỗ là cách để bảo vệ sức khoẻ mà không tốn nhiều thời gian. Việc ngâm chân sẽ giúp máu lưu thông, cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn. Vậy tại sao phải dùng chậu gỗ để ngâm chân mà không phải là chậu bằng nhựa hay bằng sắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp vấn đề này.
Hiện nay, việc ngâm chân đã trở nên dần phổ biến, tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn chưa biết biết ngâm chân là gì? Ngâm chân là một cách điều trị bệnh qua việc ngâm chân vào nước nóng hoặc nước thuốc để lưu thông máu, giảm đau nhức, giúp ngủ ngon và giúp sức khỏe được cải thiện.
Đa số mọi người nghĩ rằng sử dụng thau hay chậu nhựa, chậu sắt nào cũng có thể ngâm chân được. Tuy nhiên, khi ngâm chân thì những chậu này sẽ tiết ra các độc tố xấu gây hại đến sức khỏe của người ngâm. Do đó, sử dụng chậu bằng gỗ là tốt nhất vì bên trong gỗ có chứa các chất miễn dịch, không có sử dụng chất hóa học nên vô cùng tốt và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
Ngoài ra, gỗ còn có khả năng kháng khuẩn rất có ích cho những ai mắc bệnh về da, làm quá trình trao đổi chất xảy ra nhanh hơn và giúp da trở nên khỏe mạnh. Đồng thời, chất miễn dịch trong gỗ giúp điều hòa thần kinh, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Gỗ tự nhiên có mùi thơm nhẹ cũng sẽ giúp tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.
Để ngâm chân có hiệu quả tốt nhất bạn phải biết sử dụng chậu gỗ ngâm chân cho đúng cách. Khi ngâm chân bằng nước nóng, bạn cần đun nước nóng đến khoảng 45 độ C rồi cho vào chậu ngâm gỗ. Không nên để nước quá nóng vì điều này sẽ gây giãn tĩnh mạch và chóng mặt, nếu nước quá nóng nên thêm nước lạnh hoặc chờ nguội bớt rồi mới ngâm. Chỉ nên ngâm rửa chân khoảng 10 – 15 phút, tránh ngâm quá lâu sẽ làm da bị khô và chóng mặt
Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thêm các loại thảo dược tốt cho cơ thể như: tinh dầu, muối biển, lá ngải cứu, sả, quế, … để phát huy lợi ích của việc ngâm chân, điều hòa cơ thể và chữa bệnh. Mỗi ngày có thể ngâm từ 1 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.
Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, vì vậy khi ngâm chân và massage giúp các dây thần kinh hoạt động tốt hơn, điều chỉnh các chức năng cơ thể. Ngoài ra, còn có một số lợi ích như sau:
Khi ngâm chất kết hợp với muối sẽ giúp hạ nhiệt, làm mát và giải độc cơ thể. Những người hay nổi nóng hoặc bị nóng trong người có thể sử dụng cách này để làm mát cơ thể.
Khi ngâm chân, nước nóng sẽ kích thích đến các dây thần kinh ở bàn chân, nếu có thêm massage trợ giúp sẽ kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết, giúp cải thiện giấc ngủ. Những người khó ngủ hay ngủ không giấc có thể dùng cách này để ngủ ngon hơn.
Dùng chậu ngâm chân có thể loại bỏ khí lạnh, kích thích máu chảy vào thận và nội tạng tốt hơn, có tác dụng bổ thận. Nếu thêm vài viên sỏi vào mát xa chân, còn giúp kháng lão, điều trị cảm lạnh, thậm chí thư giãn đầu óc và tăng cường trí nhớ.
Muối có tác dụng loại bỏ tế bào chết, vì vậy khi ngâm chân cùng muối có thể tăng cường tẩy tế bào chết. Ngoài ra, còn đem lại cảm giác thư giãn và giúp khử mùi hôi. Bên cạnh đó, nếu cho thêm các dược liệu, tinh dầu vào chậu ngâm sẽ giúp đào thải độc tố, chữa chuột rút, giảm đau nhức xương khớp, tê buốt về đông và còn làm đẹp da chân
Ngâm chân sẽ đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau:
Người bị tiểu đường không nên ngâm chân, vì những người này da chân tương đối mỏng, dây thần kinh dưới bàn chân không còn nhạy cảm nhiều với nhiệt độ.
Người bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế việc ngâm chân. Vì khi ngâm chân nước nóng sẽ khiến lưu lượng máu cục bộ tăng, khiến tĩnh mạch giãn nở làm bệnh nặng hơn.
Người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch nếu ngâm chân sẽ càng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hơn. Nếu trầm trọng có thể khiến chân bị hoại tử, có thể cắt bỏ.
Không nên ngâm chân sau khi ăn, vì sẽ làm đến máu đến dạ dày bị thiếu dẫn tới khó tiêu. Chỉ nên ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Đồng thời không ngủ ngay sau khi ngâm chân, mà nên xoa bóp nhẹ để nhiệt độ lan ra khắp cơ thể giúp cơ thể ấm lên.
Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người các thông tin về chậu gỗ ngâm chân và cách sử dụng. Hy vọng bài viết hữu ích đối với mọi người. Nếu mọi người muốn sắm cho mình một chậu gỗ để ngâm chân chất lượng và giá thành hợp lý, hãy liên hệ đến trang web thunggoviet.com để được tư vấn và biết thêm thông tin.
Chia sẻ bài viết: