Cải thiện sức khỏe bằng cách ngâm chân tại nhà đơn giản và hiệu quả với chậu ngâm chân bằng gỗ. Cùng xem những lưu ý cần thiết không thể bỏ qua khi ngâm chân tại nhà
Ngâm chân từ lâu đã trở thành một phương pháp chăm sóc sức khỏe được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ được áp dụng tại các spa làm đẹp, nhiều người còn tự dùng chậu ngâm chân tại nhà để thư giãn và chăm sóc sức khỏe. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách ngâm chân tại nhà đơn giản và các lưu ý cần biết khi ngâm chân.
Ngâm chân như là một phương thuốc cổ truyền lâu đời được áp dụng từ thời các vua chúa. Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo, có ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết. Do đó, việc ngâm chân với các loại dược liệu hay thảo mộc có tác dụng rất lớn đối với việc cải thiện sức khỏe.
Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp khí huyết lưu thông, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cho giấc ngủ sâu hơn.
Ngâm chân bằng nước nóng là một biện pháp tốt giúp thư giãn, giảm bớt stress, áp lực công việc
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngâm chân thường xuyên bằng nước nóng giúp cải thiện tâm trạng, đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực, chứng rối loạn lo âu, tăng cường sự tập trung. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
Nhờ các huyệt đạo dưới bàn chân, khi dùng chậu ngâm chân với thảo mộc sẽ giúp cơ thể thải độc. Ngâm chân kết hợp với bấm huyệt có thể điều trị được một số căn bệnh mãn tính.
Ngoài ra, ngâm chân sẽ giúp trị dứt điểm mùi hôi chân, đặc biệt khi ngâm với tinh dầu hoặc các loại thảo mộc có mùi hương.
Điều trị các bệnh ngoài da như nấm chân, nấm móng chân, ngứa, nhức mỏi do vận động.
Hầu hết các phương pháp ngâm chân bằng thảo mộc, dược liệu hay đơn giản là ngâm chân với nước muối thì đều sử dụng nước nóng để cho hiệu quả tối đa. Vì vậy, khi lựa chọn chậu ngâm chân, người ta thường chọn chậu gỗ thay vì chậu nhựa.
Bởi vì chậu nhựa khi ngâm nước nóng, các hóa chất độc hại trong nhựa sẽ ngấm vào nước, gây nguy hại cho sức khỏe. Các loại chậu gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay được làm từ các loại gỗ sồi, gỗ thông,… nên khi tiếp xúc trực tiếp với nước đun sôi cũng sẽ không bị ảnh hưởng.
Chậu ngâm chân bằng gỗ trên thị trường hiện nay được thiết kế với nhiều mẫu mã, kích thước và bởi những loại gỗ khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, sở thích mà người dùng lựa chọn những sản phẩm phù hợp.
Ngâm chân là một cách làm đơn giản mà hầu hết chúng ta có thể tự làm ở nhà. Tuy nhiên, khi ngâm chân cũng cần lưu ý một vài điều sau để đạt được hiệu quả tối đa
Mực nước trong chậu ngâm chân phải ngập mắt cá chân. Lúc đó, khí huyết mới có thể lưu thông tốt nhất
Nhiệt độ của nước ấm vừa phải, khoảng từ 40 - 500C. Không nên dùng nước quá nóng, sẽ dễ gây bỏng rát da, tấy đỏ
Thời gian ngâm chân khoảng từ 20 – 30 phút. Khi nước nguội, có thể cho thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ trong chậu
Nên thực hiện ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là thời gian thích hợp để bạn thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Ngâm chân lúc này sẽ giúp thải độc ra bàn chân, lưu thông khí huyết, giảm nhức mỏi, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm để tự ngâm chân ở nhà như là ngải cứu, thảo mộc, dược liệu, hay đơn giản chỉ ngâm với nước muối ấm cũng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt
Dùng chậu ngâm chân với kích thước phù hợp, tránh dùng các chậu quá nhỏ, không vừa với bàn chân.
Theo y học cổ truyền, ngâm chân là một phương pháp thủ công đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể cho sức khỏe. Qua bài viết trên, hy vọng các bạn có thể hiểu thêm về những lợi ích mà việc ngâm chân mang lại cũng như biết cách tự dùng chậu ngâm chân để ngâm tại nhà.
Chia sẻ bài viết: